Tầm nhìn

Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO) là tổ chức thực hiện Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS) theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia là thương hiệu được Tổ chức chứng nhận chứng chỉ rừng quốc tế PEFC công nhận vào tháng 10 năm 2020. Thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là mục tiêu quan trọng của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đóng góp trực tiếp vào mục tiêu của Việt Nam về phát triển bền vững, các nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là mục tiêu đạt phát thải thuần bằng 0 vào năm 2050. 

Tầm nhìn của VFCO là thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam, đảm bảo các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội cho phát triển bền vững. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng hướng đến:

  • Phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế
  • Đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng về gỗ được sản xuất và cung cấp từ các diện tích rừng được chứng nhận về quản lý rừng bền vững
  • Đảm bảo gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp của Việt Nam cận thị trường quốc tế
  • Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu
  • Nâng cao thu nhập cho các chủ rừng và giá trị gia tăng cho ngành lâm nghiệp
  • Đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp, chế biến và thương mại.

Nhiệm vụ

  • Quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động chứng nhận quản rừng bền vững, lâm sản ngoài gỗ, gỗ hợp pháp, chuỗi hành trình sản phẩm, dịch vụ hệ sinh thái theo quy định của Việt Nam và hệ thống chứng nhận quốc tế.
  • Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, hướng dẫn, thủ tục về chứng nhận quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình các sản phẩm gỗ và lâm sản; các tiêu chuẩn liên quan khác theo quy định của pháp luật. 
  • Quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng theo quy định của pháp luật. 
  • Phối hợp với Văn phòng công nhận chất lượng (BoA), Tổ chức chứng nhận quốc tế và các tổ chức liên quan trong thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức tập huấn, liên kết đào tạo cho các tổ chức chứng nhận, các kiểm toán viên, đánh giá viên trong hoạt động chứng chỉ rừng theo quy định.
  • Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chủ rừng, các cơ quan quản lý lâm nghiệp và các bên liên quan; tổ chức hội nghị, hội thảo và thực hiện các thông tin, truyền thông, các sự kiện liên quan đến hoạt động chứng nhận theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý và cấp phép sử dụng nhãn hiệu về chứng nhận quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình sản phẩm gỗ và lâm sản cho các bên được chứng nhận theo quy định.
  • Theo dõi, giám sát các hoạt động và giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến hoạt động chứng nhận quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm gỗ và lâm sản theo quy định của pháp luật.
  • Tham gia xây dựng chính sách, chiến lược, văn bản quy phạm pháp luật và quy định liên quan đến quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự​

VFCO gồm 15 người chịu trách nhiệm quản lý và vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia. Cơ cấu tổ chức của VFCO gồm: Lãnh đạo, Phòng Kỹ thuật, Phòng Tổng hợp, Hội đồng tư vấn kỹ thuật và Hội đồng giải quyết tranh chấp, khiếu nại. 

 

Các thành viên chính của VFCO gồm:

TS. Vũ Tấn Phương

Giám đốc

ThS. Nguyễn Hoàng Tiệp

Phó Giám đốc

ThS. Nguyễn Văn Trường

Quản lý Phòng Tổng hợp

CN. Vương Hải Yến

Phòng Tổng hợp

CN.Phùng Hoàng Khánh Linh

Phòng Tổng hợp

CN. Lê Vũ Hồng Nhung

Phòng Kỹ thuật

KS. Phạm Duy Quang

Phòng Kỹ thuật

KS. Đặng Thái Sơn

Phòng Kỹ thuật
PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com
X