Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng
bền vững (VFCO) là tổ chức thực hiện Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS)
theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống chứng chỉ rừng
Quốc gia là thương hiệu được Tổ chức chứng nhận chứng chỉ rừng quốc tế PEFC
công nhận vào tháng 10 năm 2020. Thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
là mục tiêu quan trọng của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 và tầm
nhìn đến năm 2050, đóng góp trực tiếp vào mục tiêu của Việt Nam về phát triển bền
vững, các nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là mục
tiêu đạt phát thải thuần bằng 0 vào năm 2050.
Sứ mệnh của VFCO là thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam, đảm bảo các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội cho phát triển bền vững. Chứng nhận quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm đảm bảo:
Vận hành VFCS dựa trên các tác nhân sau: (i) Ban chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT – định hướng các vấn đề chiến lược trong phát triển lâm nghiệp bền vững; (ii) Văn phòng chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO) – Tổ chức được ủy quyền, thay mặt Cơ quan thẩm quyền quốc gia (là Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) vận hành VFCS; (iii) Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) – Là tổ chức công nhận, giám sát các tổ chức chừng nhận (CB) trong VFCS); và (iv) Tổ chức chức nhận (CB) – Tổ chức cung ứng dịch vụ chứng nhận theo VFCS/PEFC.
Các nhân sự chủ chốt của VFCO phụ trách các vấn đề quản lý, điều hành; các vấn đế kỹ thuật liên quan đến quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình sản phẩm; nhãn VFCS/PEFC; tư vấn pháp lý, dịch vụ khách hàng, quảng bá và truyền thông.
1. Giá trị cốt lõi của VFCO
VFCO luôn nỗ lực hướng tới cung ứng dịch vụ quản lý và chứng chỉ rừng tốt nhất, đảm bảo các nguyên liệu và sản phẩm được chứng nhận theo VFCS/PEFC đáp ứng các yêu cầu của thị trường, thúc đẩy phát triển bền vững ngành lâm nghiệp Việt Nam và đóng góp vào nỗ lực chung của quốc tế và khu vực trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Đảm bảo môi trường làm việc bình đẳng và công bằng
VFCO cam kết vì một môi trường làm việc lành mạnh mà ở đó mọi người đều được đối xử bình đẳng và tôn trọng. Đảm bảo cơ hội việc làm công bằng không có bất kỳ phân biệt đối xử về giới tính, tuổi, bằng cấp, địa vị xã hội, vị trí, tín ngưỡng tôn giáo, quốc tịch, dân tộc hay những thông tin tương tự hoặc những đặc điểm khác được pháp luật bảo vệ. Tất cả những mối quan hệ giữa mọi người tại nơi làm việc sẽ không có bất cứ sự thiên vị, quấy rối hay bạo lực nào.
3. Đảm bảo tính chuyên nghiệp
Quản lý và vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) dựa trên: (i) Chức năng và nhiệm vụ được giao; (ii) Tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam; (iii) Đảm bảo tính độc lập, trung thực, minh bạch; (iv) Đảm bảo năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng; (v) Đảm bảo giá trị cao nhất và đồng hàng cùng khách hàng; (vi) Bảo mật và sử dụng thông tin; và (vii) Chống lãnh phí, tham nhũng và ngăn ngừa xung đột lợi ích.
4. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và các quy định của VFCO
Tất cả viên chức và người lao động phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, không thực hiện bất cứ điều gì trái với quy định của pháp luật. Tất cả viên chức, người lao động nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật, các quy chế, quy định của đơn vị.
5. Đảm bảo tính độc lập, trung thực, minh bạch
6. Đảm bảo năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng
7. Mang lại giá trị cao nhất và đồng hành cùng khách hàng và đối tác
8. Bảo mật và sử dụng thông tin
9. Chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và ngăn ngừa xung đột lợi ích
Thúc đẩy quản lý rừng bền vững ở Việt Nam và toàn cầu
Bản quyền thuộc về Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (VFCO)